Indochine Style là gì?
Phong cách thiết kế Đông Dương là gì?

Indochine style interior là bản hợp xướng giữa sự trầm mặc, niềm hoài cổ của người Á Đông với nét tinh tế, hiện đại, lãng mạn của kiến trúc Tân cổ điển Pháp.

phong-cach-thiet-ke-indochine-la-gi

Phong cách Indochine là gì?

Đông Dương trong tiếng Pháp là Indochine. Phong cách Indochine xuất hiện từ thời điểm Pháp bắt đầu mở rộng thuộc địa tại khi vực Đông Nam Á – Đông Dương (từ năm 1858 – 1954). Sự du nhập của nền văn hóa phương Tây đã được dung hòa và biến đổi khéo léo dựa trên chất nền phương Đông. Làm nên phong cách nội thất Đông Dương ấn tượng, riêng biệt. Indochine Style mang sứ mệnh kết nối giữa sự hoài cổ và chất của hiện đại; giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Thực tế, rất nhiều công trình mang phong cách Đông Dương được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc còn tồn tại và trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc hoàn mỹ. Đó là Hanoi Metropole, Nhà hát lớn Hà Nội, Dịnh toàn quyền tại Bắc Bộ, InterContinental Đà Nẵng, JW Marriott Phú Quốc..

Lịch sử hình thành phong cách Indochine

Phong cách Indochine được hình thành qua 3 giai đoạn. Thời kỳ đầu, người Pháp ồ ạt xây dựng những tòa nhà chính phủ theo phong cách Tân cổ điển. Mục đích để thể hiện quyền lực, sức mạnh của chính quyền Pháp. 

Đến năm 1917, Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp Albert Sarraut muốn các tòa nhà chính phủ phục vụ một chính sách mới. Đó là: làm nổi bật nền văn hóa của đất nước; đồng thời gắn kết giới tinh hoa “bản địa” chặt chẽ hơn với nền chính trị của đất nước. 

Lúc này, Albert Sarraut đã bổ nhiệm Hernest Hébrard làm kiến trúc sư trưởng của tổng phủ Đông Dương. Từ đây, khái niệm kiến trúc mới – phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine style) ra đời. 

Nửa sau, Indochine style có thiên hướng nghiêng về hiện đại, hòa vào xu thế chung của toàn cầu. Tuy nhiên, những giá trị cốt lói, đặc thù trang trí vẫn giữ được nguyên bản sắc, giá trị. 

lich-su-hinh-thanh-phong-cach-indochine

Phong cách Đông Dương – Indochine là sự kết hợp giữa các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ của kiến trúc Pháp thời kỳ này và kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Sự kết hợp hài hoa của 2 phong cách thiết kế đã làm tăng giá trị nghệ thuật của kiến trúc địa phương (Việt Nam). Phong cách Indochine được thể hiện rất rõ và còn bảo tồn gần như nguyên vẹn ở Hà Nội.

Như vậy, thời Pháp thuộc ở Việt Nam, người Pháp đã cải tạo, sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật và trang trí theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam và khí hậu nhiệt đới. Điều này rõ ràng đã chứng minh rằng kiến trúc truyền thống của Pháp du nhập vào Việt Nam không phù hợp. Thậm chí nó còn có tác động ngược trở lại Việt Nam. Chính ở giai đoạn này, cả văn hóa và kiến trúc Việt Nam có sự ảnh hưởng mạnh mẽ giữa Châu Á và Châu Âu. 

Hernest Hébrard kiến trúc sư đầu tiên đưa “Chất Pháp” vào Việt Nam. Ông giữ chức Giám đốc sở quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp. 

Trước đó, ông là Giáo sư trường Mỹ Thuật Đông Dương – phụ trách việc quy hoạch và kiến trúc 3 nước Đông Dương. 

Vì vậy, ông được ghi nhận là một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng song song tới lịch sử hình thành phong cách Đông Dương – Indochine. Ông đã có những công trình được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc Đông Dương. Về sau được chính quyền địa phương Hà Nội bảo tồn và coi là di sản kiến trúc.

Phong cách Đông Dương chịu ảnh hưởng từ những phong cách nào?

Có thể nói, phong cách Đông Dương chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc và văn hóa Trung Hoa – Ấn Độ giao thoa với Châu Âu trong thời kỳ Pháp thuộc và phong cách kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Chính sứ giao thoa đó đã tạo nên bản hợp xướng đầy màu sắc, thướm đượm giá trị văn hóa. 

Trước khi bị Pháp đô hộ, Việt Nam là nơi giao thoa của các phong cách kiến trúc lớn như: kiến trúc Trung Hoa; Kiến trúc Chăm; thậm chỉ cả Kiến trúc Nhật Bản. 

Mặc dù chịu 1000 năm Bắc Thuộc, kiến trúc truyền thống của Việt Nam vẫn giữ được nét đặc trưng phù hợp với lối sống, nghệ thuật và văn hóa của người Việt. Họ biết quý trọng môi trường sống, tận dụng lợi thế của nó để tạo ra một không gian sống phù hợp với điều kiện tự nhiên. 

Trong thời kỳ Pháp đô hộ, ở Việt Nam tồn tại 3 nền văn hóa kiến trúc lớn: Kiến trúc truyền thống Việt Nam; kiến trúc Pháp; kiến trúc thuộc địa. 

Ứng dụng của phong cách thiết kế Indochine style

Indochine ra đời trong thời kỳ Pháp Thuộc. Sau một thời gian dài tạm lắng xuống, phong cách này đã quay trở lại với một sức sống đầy mạnh mẽ và nổi bật. Mặc dù có mang theo diện mạo mới mẻ của nhịp sống hiện đại. Song về cơ bản, các dự án thiết kế vẫn đậm chất indochine style – đậm chất “Nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”. 

Tổng thể công trình được thiết kế theo hơi hướng tinh tế, sang trọng, quý phái. Các vật liệu gỗ, tre, nữa, gạch bông là điểm nhấn cân bằng lại cục diện. Tạo cảm giác thư giãn, gần gũi, giản dị, kéo con người về gần hơn với nguồn cội, với thiên nhiên. 

Ngày nay, phong cách nội thất Đông Dương được ứng dụng trong nhiều công trình, không gian khác nhau. Từ nội thất căn hộ chung cư, penthouses, biệt thự, nhà phố cho đến không gian nhà hàng, khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp…

Đặc điểm nổi bật của phong cách Indochine

Từ những đặc trưng cốt lõi trong phong cách định hình ban đầu, Indochine Style đã có sự thay đổi, phát triển để phù hợp với lối sống hiện đại. Song, dù có những bước tiến đến đâu, chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra lối thiết kế của nó bởi những đặc trưng cốt lõi được duy trì:

kien-truc-mai-vom

Kiến trúc mái vòm Gothic

Vòm cong là đặc điểm dễ nhận biết của phong cách Indochine. Kiến trúc mái vòm Gothic đặc trưng của Pháp vẫn được nhìn thấy rất rõ trong các chi tiết nội thất khi bước chân vào không gian Indochine. Nó được thể hiện ở hệ thống cửa ra vào, cửa sổ, chi tiết trang trí ốp gỗ.

mau-sac-cua-phong-cach-dong-duong

Màu sắc trầm ấm, thanh lịch

Các gam màu trầm (đen, nâu sậm, vàng nâu, đỏ son… ) được ưu tiên sử dụng trong thiết kế đồ dùng nội thất, lan can, trang trí không gian. Nội thất màu trầm nổi bật trên nền sơn tương của màu vàng kem, vàng nhạt tạo cảm giác tươi mát, phù hợp với khí hậu nhiệt đới Việt Nam.

hoa-tiet-phong-cach-indochine

Họa tiết đậm chất dân tộc

Indochine sử dụng ngôn ngữ vật liệu để tương tác với người sở hữu. Họa tiết kỷ hà đa dạng với những kiểu mắc lưới hình thoi, hình lục giác mai rùa, vòng trong đồng tiền vàng… Họa tiết hình chữ nhật với những chữ hán Phúc, lộc, Thọ… nằm gọn trong một hình chữ nhật.

phong-cach-dong-duong-toi-gian

Tôn trọng sự tối giản

Phong cách Đông Dương ưu tiên sử dụng họa tiết tĩnh vật đơn giản, trọng tiểu tiết nhưng không rườm rà, tôn trọng sự tối giản, không gian rộng thoáng. Các hình dạng đặc thù thường gặp là: hình chữ nhật, hình tam giác, đường cong, đường tròn, hình thoi…

thiet-ke-noi-that-chung-cu-phong-cach-indochine-120m2-6.jpg

Vật liệu thân thiện, gần gũi

Mây, tre, cói, nứa; gỗ tự nhiên; gạch bông, gạch nung; kim loại, sắt song, thép… là những vật liệu được sử dụng phổ biến trong phong cách thiết kế Đông Dương. Chúng có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới, tuổi thọ bền bỉ. Và quan trọng hơn cả, vật liệu địa phương chứa đựng, phản ánh sâu sắc cái “hồn” của dân tộc, đề cao giá trị cộng đồng. Chính sự cộng hưởng này đã mang đến không gian ấm cúng, giản dị, thanh lịch mà gần gũi.

mau-thiet-ke-nha-vuon-3-tang-phong-cach-dong-duong (1)

Mái ngói đậm chất Á Đông

Ảnh hưởng của kiến trúc Á Đông trong Indochine được tìm thấy chủ yếu ở phần mái và các lỗ thông gió. Đó là kiểu mái hiên, mái kẻ truyền bắc bộ, mái ngói. Hernest Hébrard đặc biệt ngưỡng mộ hệ thống mái lợp trong kiến trúc truyền thống. Ông nói: “Trong kiến trúc bản địa, họ làm mái nhà với mục đích bảo vệ con người trước những cơn mưa xối xả; khỏi cái nắng gay gắt. Tất cả được thể hiện qua hệ thống phào, mái nhà; tấm che thấp được tôn lên bởi mái hiên. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, người bản xứ được bảo vệ tốt hợp bằng mái lát và ngói 5 lớp nhỏ thay vì ngói cơ khí hay tấm tôi nhập khẩu”.

Phong cách Indochine luôn có những đặc điểm riêng biệt. Thiết kế mang hơi hướng văn hóa truyền thống và sự mạnh mẽ của người An Nam. Lại kết hợp nét kiến trúc Tân cổ điển Pháp hiện đại. Một sự giao thoa văn hóa Đông Tây đầy tinh tế, cầu kỳ trong từng đường nét trang trí, cách lựa chọn và phối hợp màu sắc.
Song, nó sẽ chỉ phát huy được giá trị đích thực khi “hợp gu cá nhân”, con người sống trong đó thực sự thoải mái, cảm nhận và có thể tương tác vi không gian. Nếu không, tất cả đều là “tấm áo” bên ngoài.
kts-doan-tu-xuadesign
KTS Doan Tu
Xua Design