Dấu ấn phong cách kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội – Các công trình tiêu biểu

Phong cách kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật và mỹ thuật của hai nền văn hóa Pháp – Việt Nam. Trong đó, giá trị đích thực của loại hình kiến trúc này đã góp phần tạo nên những thiết kế kiến trúc tiêu biểu của các đô thị lớn ở Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa. Dấu ấn rõ rệt nhấtcủa phong cách kiến trúc Đông Dương là ở Hà Nội – thủ phủ của toàn Đông Dương. 

kien-truc-dong-duong-o-ha-noi

Từ hình ảnh Châu Âu thu nhỏ đến đô thị mang phong cách Đông Dương 

Sau khi xâm chiếm Hà Nội năm 1873, người Pháp đã khởi công xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc phục vụ kiểm soát, khai thác thuộc địa. Kiến trúc sư người Pháp mang phong cách tân cổ điển vào Việt Nam. Họ muốn thông qua kiến trúc thể hiện sức mạnh áp đảo của chính quyền thực dân. Đồng thời tạo sức ảnh hưởng của văn hóa Pháp vào Việt Nam. 

Tuy nhiên, ngoài phô trương sức mạnh và nhu cầu sử dụng, người Pháp cũng rất chú ý đến thẩm mỹ kiến trúc trong các ngôi nhà. Khi Maurice Long giữ chức toàn quyền Đông Dương, ông đã đưa các kiến trúc sư giỏi từ Pháp và các nước thuộc địa sang. Họ chính là những nhân tố quan trọng đóng góp ý tưởng mới về việc định hướng phát triển kiến trúc Pháp tại thuộc địa. Ernest Hébrard, Arthur Kruze là những KTS đi đầu.

Dưới tác động của môi trường, khí hậu, cảnh quan nhiệt đới và văn hóa truyền thống bản địa, phong cách kiến trúc Đông Dương đã hình thành. Sự ra đời này đã để lại nhiều tác phẩm kiến trúc có giá trị tại đô thị Hà Nội.  

Ernest-Hébrard

Ernest Hébrard thể hiện tài năng của mình với tư cách là một nhà quy hoạch đô thị ở Hy Lạp. Và tại Đông Dương, ông đã thực hiện các dự án kiến trúc quy mô hơn đầu tiên của mình. Thời kỳ giữ chức Trưởng ban Xây dựng Dân Dụng (từ cuối năm 1922 – đầu năm 1926), ông đã tham gia thiết kế 4 tòa nhà mang phong cách Đông Dương ở Hà Nội. Đó là: 

  • Tòa nhà Sở tài chính Đông Dương – Nay thuộc Bộ Ngoại Giao 
  • Đại học tổng hợp Đông Dương – Nay là Đại học quốc gia Hà Nội
  • Bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ – Nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam ở Hà Nội 
  • Giáo đường Nữ vương các thánh tử đạo – Nay là Nhà thờ cửa Bắc 

Kiến trúc Đông Dương là một phong cách kiến trúc chỉ có ở Đông Dương. Đặc điểm chính của phong cách này là chắt lọc vẻ đẹp của sự kết hợp Á – Âu. Cấu trúc mặt bằng, mặt đứng, hình khối công trình gần như theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ. Nhưng trong đó lại có sự tìm tòi, biển đổi, ứng dụng văn hóa kiến trúc truyền thống Việt Nam. Nó được thể hiện rất rõ ở các bộ mái, ô văng che cửa và hàng loạt họa tiết trang trí khác. Điều này giúp công trình có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu, môi trường và văn hóa bản địa. 

Xem thêm:

Đặc điểm, ứng dụng của phong cách Đông Dương (Indochine) trong thiết kế nhà ở

Các công trình tiêu biểu mang phong cách kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội

Tòa nhà chính của Đại học Đông Dương – Đại học Quốc gia Hà Nội

Tòa nhà chính của trường Đại học Đông Dương được khánh thành vào năm 1923. Công trình do kiến trúc sư Ernest Hébrard. Thiết kế mang đậm dấu ấn phong cách Đông Dương. Hiện nay, tòa nhà là Khoa Hóa học của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 

toa-nha-dai-hoc-dong-duong

Về tổng thể kiến trúc, tòa nhà mang phong cách Tân Cổ kiến với lối thiết kế đăng đối. Mặt bằng nhấn mạnh vai trò của khối sảnh chính trung tâm. Hai bên là giảng đường lớn và thư viện. Điểm nhấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam là mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác. Ở giữa các lớp mái có cửa sổ nhỏ trang trí hoa văn. Bên cạnh là hàng console đỡ mái mang hơi hướng kiến trúc Trung Hoa cổ. 

Không gian bên trong tòa nhà được trang trí tỉ mỉ. Đặc biệt trong đó có một bức tranh tường lớn do họa sĩ Victor Tardieu thực hiện năm 1927-1928.

dai-hoc-dong-duong

kien-truc-dong-duong-o-ha-noi

quy-hoach-kien-truc

Tòa nhà Sở tài Chính Đông Dương 

Tòa nhà Sở tài Chính Đông Dương bắt đầu thực hiện công việc từ tháng 4 năm 1925 và chính thức đi vào hoạt động từ 21/05/1928. Hiện nay, tòa nhà được quản và và sử dụng bởi Bộ ngoại giao Việt Nam. Đây là công trình duy nhất theo phong cách Đông Dương được xây dựng theo Đồ án Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính, chính trị Đông Dương do Ernest Hébrard thiết kế. 

toa-nha-so-tai-chinh-dong-duong

Mặt bằng công trình có hình chữ H. Tổ chức không gian về cơ bản giống với phong cách kinh điển của các tòa nhà hành chính Pháp lúc bấy giờ. Khối kiến trúc chính cao, rộng, nhìn ra quảng trường án ngữ. Khối sau hẹp, thấp hơn nhìn ra công viên lớn. Cách bố trí cho thấy Ernest Hébrard đã chịu ảnh hưởng rõ rệt của nghệ thuật thiết kế đô thị cổ điển  Beaux-arts Paris  và phong cách vườn công viên Ba Rốc – Pháp. 

kỉn-truc-dong-duong-o-ha-noi

Hệ thống mái vẫn là một điểm nhấn đặc biệt của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Yếu tố này đã được KTS người Pháp khai thác một cách khéo léo, tài tình. Theo đó, hệ mái với các lớp phân tầng tạo nên vẻ đẹp gần gũi. Đồng thời có tác dụng chống mưa hắt, che nắng, giảm bức xạ mặt trời rất tốt.  

he-thong-mai-tao-diem-nhan

Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp – Hà Nội

Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) có tên gọi đầu tiên là Bảo tàng Louis Finot). Công trình được Tổng Chính phủ phê duyệt năm 1925 và chính thức xây dựng từ năm 1926 – 1932. Dự án thuộc trường Françaised’Extrème – Orient, hoàn thiện bởi hai kiến trúc sư C.Batteur và Ernest Hébrard. Đây là một trong những công trình tiêu biểu đại diện cho kiến trúc Đông Dương tại Hà Nội. 

Bảo tàng Louis Finot hiện nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tọa lạc tại số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

vien-vien-dong-bac-co

Mặt bằng kiến trúc được kiến tạo theo không gian trưng bày. Cấu tạo tổng thể  dựa trên những không gian khẩu độ lớn. Hai kiến trúc sư đã quy hoạch mặt bằng đối xứng và đăng đối theo 1 trục của sảnh chính. 

Về mặt tổ chức không gian, nằm chính giữa là đại sảnh kéo dài. Xung quanh bố trí theo hình thức xuyên phòng với sự chuyển tiếp khéo léo. Tầng trệt nằm dưới tầng trưng bày với độ cao trần 2,5m. Đây là nơi tổ chức các phòng phục chế, lưu giữ, nhà kho và bộ phận hành chính của tòa nhà. 

bao-tang-lich-su-ha-noi

Mặt tiền bảo tàng thiết kế khối bát giác mang đậm chủ nghĩa Biểu hiện. Điều này nhằm nhấn mạnh thêm vai trò của Pháp. Đồng thời tạo dựng ấn tượng tốt khi bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2. 

Khối mái của bảo tàng kiểu bát giác mang nhiều hơi hướng kiến trúc Trung Hoa cổ. Tuy nhiên KTS phụ trách đã xử lý khéo léo theo kiểu mái ba lớp với các console liên tục chồng lên nhau. Qua đó lại dễ gợi nhớ đến kiến trúc mái của tháp chuông chùa Keo.

kien-truc-dong-duong-o-ha-noi

Bảo tàng sử dụng màu vàng làm chủ đạo kết hợp với hệ mái bằng ngói lưu ly màu đỏ nâu. Gam màu được lựa chọn phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam và hài hòa với cảnh quan xung quanh. 

Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp là một trong những công trình kiến trúc Đông Dương đầu tiên của Pháp tại Việt Nam. KTS đã sử dụng nhiều yếu tố truyền thống bản địa để trang trí nội thất. Đó là các họa tiết kỷ hà, họa tiết hình chữ… Tuy nhiên, phong cách Chiết trung Âu – Á vẫn phảng phất rõ nét. 

quy-hoach-kien-truc

Nhà thờ Cửa Bắc Hà Nội

Giáo đường Nữ vương các thánh tử đạo nay đổi tên thành nhà thờ Cửa Bắc Hà Nội. Quá trình xây dựng nhà thờ kéo dài từ năm 1925 – 1930. Đây là một trong những công trình tôn giáo tiêu biểu mang phong cách Đông Dương ở Hà Nội của kiến trúc sư Ernest Hébrard.

Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng như một sự tri ân, nhắc nhớ tới sáu vị chân phước đã được phúc tử vì đạo tại Hà Nội. Đặc biệt là cha Théophane Vénard (Thánh Ven), chịu tử đạo ngoài cổng thành Phía Bắc (1861).

quy-hoach-nha-tho-cua-bac-ha-noi

Trong dự án của mình, KTS Ernest Hébrard Đã sử dụng kiến trúc Baroque để thiết kế khung nhà thờ. Nhưng phần mái lại áp dụng hoàn toàn kiểu thiết kế mái ngói trồng diêm truyền thống của người Việt. Khi bóc tách kỹ lưỡng thì đầy vẫn là một công trình đặc biệt. 

Công trình không sử dụng hình thức đăng đối với 1 khối bát giác làm điểm nhấn. Giải pháp kiến trúc của nhà thờ cửa Bắc được KTS người Pháp khai thác một cách khéo léo nguyên tắc tổ hợp nhà thờ Thời Phục Hưng. Từ đó tạo ra một không gian kiến trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao ở sảnh chính. Đây là điểm nhấn đặc biệt quan trọng của nhà thờ. 

kien-truc-dong-duong-o-ha-noi

Ngoài ra, kiến trúc nhà thờ vẫn bao gồm không gian hình chữ nhật kéo dài. Hai phía có hai hàng cột song song. Phần này được chia làm 2 không gian: không gian nhỏ phía trước đón khách; không gian phía sau trang trọng, linh thiêng để cử hành thánh lễ, còn gọi là Cung Thánh. Giữa hai khu vực có nơi chuyển tiếp. 

noi-that-ben-trong

Không gian nội thất nhà thờ Cửa Bắc mô phỏng hoàn toàn theo thiết kế nhà ở Châu Âu. Tuy nhiên lại sử dụng mái ngói truyền thống. Hệ thống mái nhiều lớp sắp xếp theo hình bát giác. Giữ các lớp mái là cửa sổ trang trí hoa văn, hàn console theo kiểu Trung Hoa cổ.

kien-truc-nha-tho-cua-bac

kien-truc-indochine

mai-nha

Viện Pasteur Hà Nội

Viện Pasteur Hà Nội được khởi công xây dựng từ năm 1927 trên khu đất có hình ngũ giác. Tòa nhà thiết kế 3 tầng, có 3 cầu thang đi lại để đảm bảo giao thông thuận tiện. 

Mặt bằng tổng thể của công trình được bố trí đối xứng qua trục trung tâm, chia làm 3 phần theo phương đứng và 5 phần theo phương ngang. Sảnh lớn nằm chính giữa, xung quanh là các phòng làm việc bám dài theo hành lang. 

vien-pasteur-ha-noi

Về hình khối kiến trúc, khối trung tâm tòa nhà vấn nhô ra phía trước. Kết cấu mái ngói hai lớp kiểu chồng diêm điển hình của kiến trúc truyền thống Việt Nam được kiến trúc sư sắp xếp tổ chức vô cùng công phu. 

kien-truc-dong-duong

kien-truc-truyen-thong-viet-nam

kieu-mai-chong-diem

kien-truc-in-dam-phong-cach-dong-duong diem-nhan-o-mai-nha

Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội được xây dựng từ năm 1908 – 1916 trên phố Paul Bert (phố Tràng Tiền) do 2 KTS  Broyer và V.Harlay thực hiện. Công trình mô phỏng theo mẫu của nhà hát Opera Paris. Tuy nhiên các vật liệu, màu sắc và một vài đường nét kiến trúc có phần giống với các nhà hát ở miền Nam nước Pháp. Đây cũng là một công trình tiêu biểu về kiến trúc Đông Dương giai đoạn đầu.

Mặt bằng công năng của nhà hát được chia làm 3 phần rõ rệt. Bao gồm: sảnh chính tráng lệ ngay lối vào; phòng khán giả với sức chứa 800 người trải trên 3 tầng; sân khấu lớn và khu phụ ở phía sau. 

nha-hat-lon-ha-noi

Mặt đứng của công trình nổi bật với các hàng cột theo thức Ionic La Mã. Phía trên nhấn thêm mái hình chóp cong lợp ngói đá. Những yếu tố của kiến trúc Baroque in đậm bởi những đường cong uốn lượn tại ban công, cuốn vòm phía trên lối vào. 

Giai đoạn đầu khi mới xâm chiếm thuộc địa, người Pháp “bê” toàn bộ đặc trưng kiến trúc Pháp vào Việt Nam để xây dựng. Vì thế, Nhà hát lớn về cơ bản vẫn mang đậm phong cách Tân Cổ Điển. Các chi tiết truyền thống mờ nhạt. Nhưng điều này cũng bộc lộ nhiều điểm yếu, xung đột với môi trường, khí hậu và văn hóa bản địa. Vì thế ở giai đoạn sau, các công trình kiến trúc thiên về kết hợp Á – Âu, tạo ra phong cách Đông Dương. 

quy-hoach-kien-truc-nha-hat-lon-ha-noi

Phủ Toàn quyền Đông Dương 

Phủ toàn quyền Đông Dương là cơ quan đứng đầu bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương. Nay là Phủ Chủ Tịch. Công trình được hoàn thiện năm 1887 do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế theo trường phái kiến trúc cổ điển Pháp. 

Dự án được hoàn thiện ở giai đoạn đầu, khi phong cách Đông Dương vẫn chưa thực sự hình thành. Song Phủ Toàn Quyền Đông Dương cũng là một điểm nhấn khi nói đến Các công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội. 

Mặt bằng, kết cấu kiến trúc, quy hoạch không gian đều mang màu sắc Pháp. Tuy nhiên, các KTS đã tận dụng nhiều vật liệu thuần việt phù hợp với văn hóa bản địa. Đó là gạch nung, móng đá, đá hoa cương tránh, gỗ gụ, gỗ lim… 

kien-truc-dong-duong-o-ha-noi

phu-toan-quyen-dong-duong

Tòa Án Hà Nội

Tòa Án Hà Nội được thiết kế sơ bộ từ năm 1900, nhưng đến năm 1905 mới phê duyệt kinh phí. Công trình khởi công xây dựng từ năm 1906 – 1908 trên khu đất vuông vắn. Nhắc đến các dự án mang phong cách kiến trúc Đông Dương tại Hà Nội không thể bỏ qua khu Tòa Án.  

Công trình có khối đế nặng nề với hệ chi tiết kiến trúc phân vị bằng những vạch ngang làm tăng thêm vẻ bề thế của toà nhà. Hệ cột thông tầng từ giải pháp nâng trụ tròn là đặc điểm thường thấy trong kiến trúc ở Pháp. Khối văn phòng làm việc bố trí dọc theo trục hành lang để lấy sáng và thông gió tự nhiên, phù hợp với khí hậu bản địa. 

toa-an-ha-noi

Tạm kết 

Các công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội và Vieejrt Nam được hình thành trong bối cảnh người Pháp mở rộng thuộc địa về bán đảo Đông Dương. Xét trên phương diện văn hóa, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các Kiến trúc sư người Pháp. Họ đã có cách tiếp cận văn minh và linh hoạt trước một dân tộc có nền tảng văn hóa nghệ thuật truyền thống lâu đời. Nhưng những sản phẩm này cũng đồng thời là sự “xuống thang” và chấp nhận thỏa hiệp của kiến trúc Pháp với kiến trúc truyền thống Việt Nam.